Chương trình Đào tạo Đại học chính quy ngành Luật Tài chính - Ngân hàng


Chương trình đào tạo: LUẬT TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Ngành đào tạo:    Luật 
 Mã ngành: 7380101 
 Trình độ đào tạo: Đại học
 Thời gian đào tạo: 4 năm
 
 Tổng số tín chỉ: 136
 
 Tổ hợp môn thi/xét tuyển:

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01)

Văn, Lịch sử, Địa lí (C00)

Toán, Văn, GDCD (C14)

Toán, GDCD, Tiếng Anh (D84)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo các chuyên gia có kiến thức về khoa học lẫn thực tiễn áp dụng trong lĩnh vực pháp luật về tài chính, ngân hàng  phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng được nhu cầu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Chương trình được thiết kế để cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về pháp luật nói chung và Luật tài chính, ngân hàng nói riêng. Bên cạnh đó, chương trình cũng bao gồm các môn học bắt buộc, mang tính chất bổ trợ kiến thức nghiệp vụ cơ bản cho các “chuyên gia” tương lai về Luật Tài chính-Ngân hàng: Lý thuyết tài chính-tiền tệ, Tài chính doanh nghiệp, Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, Tài chính quốc tế, phân tích đầu tư chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán, Thị trường chứng khoán, xử lý nợ và quản lý rủi ro trong doanh nghiệp; các biện pháp bảo đảm tài sản … Mục tiêu hướng tới của chương trình là đào tạo những chuyên gia pháp lý không những có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật về tài chính, ngân hàng và chứng khoán mà còn có kiến thức nghiệp vụ cơ bản có liên quan để có thể làm việc ở nhiều môi trường khác nhau, đảm đương nhiều vị trí khác nhau sau khi ra trường tại các tổ chức tài chính, ngân hàng trong nước, quốc tế.

1.2. Mục tiêu cụ thể

a. Về kiến thức

- Kiến thức cơ sở ngành bao gồm: Lý luận Nhà nước và pháp luật, Luật Hiến pháp, Luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Đất đai, ...;

- Kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành bao gồm: Luật An sinh xã hội, Luật kinh doanh bất động sản, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh, Pháp luật về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thương mại, Pháp luật về quản trị nhân sự, Luật chứng khoản, Kỹ năng tư vấn pháp luật doanh nghiệp, Kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng thương mại.

b. Về kỹ năng

- Trong quá trình học, sinh viên được thực tập, thực tế tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở các vị trí công việc liên quan đến pháp luật. Đặc biệt, sinh viên sẽ được nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp thông qua việc tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, các hoạt động ngoại khoá. Khoa và nhà trường thường xuyên được tổ chức các hoạt động giúp rèn luyện kỹ năng nghề Luật như tham gia “Phiên tòa tập sự”, “Olympic pháp luật”, CLB Luật gia trẻ, tham gia các phiên tòa tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên...;

- Hình thành các kỹ năng quan trọng để sinh viên có thể hành nghề Luật, đáp ứng đỏi hỏi của xã hội: Kỹ năng lập luận; kỹ năng tranh luận – phản biện; kỹ năng khai thác và xử lý thông tin pháp lý; kỹ năng xử lý tình huống pháp lý; kỹ năng đọc văn bản pháp luật và tra cứu văn bản pháp luật hiệu quả...;

- Phát triển các kỹ năng cần thiết cho sinh viên như kỹ năng tư vấn pháp luật, đàm phán soạn thảo hợp đồng thương mại, giải quyết tranh chấp thương mại, quản trị doanh nghiệp, quản trị nhân sự… tại doanh nghiệp.
- Có khả năng truyền đạt và vận dụng kiến thức được trang bị để nghiên cứu khoa học; Có thể tiếp tục học tập ở bậc cao hơn.

c. Về thái độ

Có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp; chấp hành đúng pháp luật Nhà nước; cầu thị, nghiêm túc và trung thực trong học tập, nghiên cứu và làm việc.

2. VỊ TRÍ VIỆC LÀM

- Làm việc tại các cơ quan nhà nước chuyên mảng tài chính, kiểm toán;

- Làm việc tại các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty bảo hiểm, ngân hàng thương mại trong và ngoài nước; các công ty tài chính, các công ty đại chúng, công ty niêm yết với vai trò chuyên viên pháp luật và đầu tư;

- Các cơ quan quản lý Nhà nước về tài chính, Nân hàng Nhà nước, cơ quan thuế;

- Tư vấn cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong những vấn đề phức tạp như: quản trị công ty, quản trị tài chính, chia tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hoá, phát hành chứng khoán, đầu tư và quản lý quỹ…;

- Chuyên viên xử lý nợ và quản lý rủi ro trong doanh nghiệp; chuyên viên tín dụng, chuyên viên thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng, chuyên viên khách hàng cá nhân;

- Làm việc trong các văn phòng Luật sư trong nước và nước ngoài, các công ty luật hợp danh.

3. THÔNG TIN TƯ VẤN - ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN

3.1. Thông tin tư vấn

Nếu cần tư vấn thêm về chuyên ngành thí sinh liên hệ:

Thầy Lưu Bình Dương,    SĐT: 0912.373.754,     Email: duonglb@tnus.edu.vn

Cô Nguyễn Thị Hoàng Lan, SĐT: 0912.454.656 Email: hoanglan@tnus.edu.vn

Facebook của khoa: https://www.facebook.com/law.tnus.edu/

3.2. Đăng ký xét tuyển

- Hướng dẫn xét tuyển theo điểm thi tại đây

- Hướng dẫn xét tuyển theo học bạ tại đây

- Đăng ký xét tuyển trực tuyến tại đây


Bài viết liên quan